Để trả lời cho câu hỏi “Uống mật ong có nóng không?” chúng ta cần hiểu thành phần có trong mật ong là gì? Nóng trong là gì? Biểu hiện và nguyên nhân dẫn tới nóng trong để từ đó chúng ta có cái nhìn rõ nét nhất về việc uống mật ong có nóng hay không?
NỘI DUNG CHÍNH
I. Thành phần có trong mật ong
Như tất cả chúng ta cùng biết, mật ong là một sản phẩm tự nhiên được loài ong thu thập từ mật hoa và thông qua hệ thống tiêu hoá của con ong, với hơn 200 lần truyền qua lại bởi các thành viên trong đàn, đồng thời đàn ong cần có thời gian nhất định để ong tinh luyện mật hoa thành mật ong theo bản năng mà Mẹ Thiên Nhiên đã ban tặng cho nó.
Từ đó, mật ong không những chứa các hợp chất dinh dưỡng cơ bản có thành phần carbohydrat (chiếm đến 82%, gồm 2 thành phần chính là fructozơ chiếm 38,2 % và glucozơ chiếm 31%),vitamin, các hợp chất chức năng như chất chống oxy hóa, bao gồm chrysin, pinobanksin, vitamin C, catalase và pinocembrin mà trong mật ong còn chứa các enzyme bao gồm invertase (α-glucosidase), diastase (α-Amylase) và glucose oxidase – Đây là những enzyme quan trọng về dinh dưỡng.
Uống mật ong có nóng không?
II. Hiểu về nóng trong
1. Nóng trong là gì?
Nóng trong người là hiện tượng nóng ở toàn bộ hoặc một phần nào đó trong cơ thể. Khi bị nóng trong người bệnh luôn cảm thấy nhiệt độ cơ thể ở mức cao nhưng hoàn toàn bình thường ở bên ngoài.
Nóng trong người có thể phụ thuộc vào nội tiết bên trong cơ thể như mang thai, có kinh nguyệt hoặc các yếu tố môi trường bên ngoài, chế độ ăn uống, sinh hoạt.
2. Biểu hiện của nóng trong
Mẩn ngứa, mụn nhọt
Nóng trong là hiện tượng khi chức năng gan suy giảm, khả năng thanh lọc cơ thể, giải độc giảm. Do đó các độc tố bị tích tụ trong gan, xâm nhập qua da và gây nên tình trạng mụn nhọt, mề đay, mẩn ngứa.
Mẩn ngứa mụn nhọt kèm theo một số biểu hiện như vàng da, táo bón. Với tình trạng nhẹ chỉ xảy ra ngứa ngày, nổi mụn từng vùng da. Tuy nhiên nặng hơn có thể nổi thành mụn nước, ngứa dữ dội, có thể gây phù nề và nhiễm trùng da. Tình trạng này gây nóng rát trong lòng bàn tay, nóng trong người ngứa ngáy,…
Nhiệt độ và màu da thay đổi
Nóng trong khiến chức năng gan giảm, sắc tố mật bilirubin (theo wikipedia) trong máu không được chuyển hóa và bài tiết ra khỏi cơ thể. Điều này khiến bilirubin bị tích tụ lại trong cơ thể, máu và làm da chuyển sang màu vàng. Da càng vàng cho thấy bilirubin càng nhiều. Da thường vàng ở các vùng lòng bàn tay, lòng bàn chân, lưỡi, kết mạc mắt.
Quầng thâm ở mắt, thường xuyên mỏi mắt
Nóng gan có thể gây nên những biểu hiện quầng thâm và mỏi mắt. Nếu có các biểu hiện này, hãy tới bác sĩ gần nhất để chẩn đoán và điều trị.
Hơi thở có mùi hôi, khó chịu
Các độc tố tích tụ trong gan khiến cơ thể sản sinh ra nhiều ammonia khiến cơ thể có mùi hôi khó chịu. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy tỳ vị giảm, mệt mỏi, chán ăn, vị giác kém.
Bạn có thể kiểm tra triệu chứng này bằng việc đặt tay trước miệng, thở ra và cảm nhận mùi hơi thở của mình. Nếu hơi thở nóng và hôi thì có thể bạn đang bị nóng trong người.
Thay đổi màu phân và nước tiểu
Phân và nước tiểu là những dấu hiệu thay đổi dễ nhận biết nhất khi bạn mắc các vấn đề về gan. Nếu nước tiểu chuyển màu vàng, phân bạc hơn chứng tỏ bạn đang bị nóng trong người. Nguyên nhân này có thể do cơ thể bạn đã tiêu thụ các loại thức ăn, đồ uống gây nóng trong.
Môi đỏ, căng và hơi khô
Môi căng rát, nứt nẻ do cơ thể khô, thiếu nước cũng có thể là biểu hiện của nóng trong người. Nóng trong người nổi mẩn đỏ trên da một phần hoặc toàn cơ thể.
Chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam
Một trong những biểu hiện nguy hiểm người bệnh cần lưu ý là xuất huyết khi nóng trong. Nếu tình trạng chảy máu kéo dài có thể dẫn tới những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Khó ngủ về đêm
Những nguyên nhân gây khó ngủ trong người có thể do mệt mỏi, suy nghĩ, những tác động của môi trường. Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân gây khó ngủ có thể do nóng trong người. Hãy tới bác sĩ để khám khi thấy các biểu hiện khó ngủ bất thường.
Kém ăn, dù ăn nhiều vẫn không tăng cân
Khi chức năng gan suy kém, cơ thể sẽ kém hấp thu chất dinh dưỡng, hệ tiêu hóa cũng hoạt động kém. Cơ thể sẽ có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, gầy gò, ăn nhiều cũng không tăng cân. Có thể bạn đã bị nóng trong người. Thử một số biện pháp như thay đổi chế độ ăn uống để giải độc, thanh nhiệt cơ thể.
Ảnh minh họa: Uống mật ong có nóng không?
2. Nguyên nhân gây ra nóng trong
Chế độ ăn uống không hợp lý: Ăn nhiều protein và chất đạm, đồ ăn cay nóng có thể dẫn tới nóng trong. Ngoài ra, sử dụng các chất kích thích cũng gây nên nóng trong do độc tố không được đào thải.
Thiếu chất xơ: Chất xơ tạo giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, giúp thức ăn chuyển hóa qua ruột, đào thải ra ngoài dễ dàng. Thiếu chất xơ gây tích tụ độc tố trong cơ thể, không chỉ gây nóng trong mà còn ảnh hưởng hoạt động tiêu hóa.
Uống ít nước: Mỗi ngày, cơ thể cần 2-3 lít nước. Việc thiếu nước khiến quá trình bài tiết bị cản trở, chất thải không được bài tiết ra ngoài, ứ trệ trong người gây nóng trong.
Chức năng gan suy yếu: Chức năng gan suy yếu khiến nội tạng không thể đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể, khả năng thanh lọc không đủ khiến các độc tố bị tích tu. Đây chính là nguyên nhân gây nóng trong.
Lười vận động: Lười vận động không chỉ khiến sức khỏe giảm sút, béo phì, các bệnh lý như cao huyết áp, xương khớp, mà còn khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém, quá trình trao đổi chất diễn ra chậm, gây nóng trong, mất ngủ,…
Các tác nhân bên ngoài: Sử dụng nhiều hóa chất, thuốc lá, thuốc tây điều trị bệnh. Làm việc trong môi trường ô nhiễm, thời tiết xấu cũng có thể thể khiến cơ thể sinh nhiệt.
III. Uống mật ong có nóng không?
Đường có trong mật ong là glucose và furcose hai loại đường tự nhiên này là đường đơn, có tính bình, không gây nóng.
Các loại đồ ngọt chúng ta dùng hàng ngày khi vào cơ thể sẽ được axit trong dạ dày và nhiệt độ của con người sản sinh ra một loại đường mà cơ thể có thể hấp thụ được. Quá trình chuyển hóa này sản sinh nhiệt lượng khiến chúng ta cảm thấy nóng trong người khi ăn đồ ngọt. Ngược lại, đường có trong mật ong không qua gan chuyển hóa mà hấp thu trực tiếp vào cơ thể nên không có quá trình sản sinh nhiệt lượng nên không hề gây nóng.
Vậy tại sao vẫn có người dùng mật ong cảm thấy nóng trong?
Câu trả lời ở đây là rất có thể bạn đã dùng phải mật ong pha mía đường, mật ong bị nhiễm bẩn dẫn tới gan thải độc qua da gây mụn hoặc kết hợp mật ong với nguyên liệu có tính nóng như, mật ong kết hợp nghệ, gừng…hoặc có thể bạn uống một liều lượng vượt mức cho phép dẫn tới cơ thể không hấp thụ hết và gan phải làm việc để thải ra ngoài.
MẬT ONG LƯỢNG TỬ EZ được là sạch ở cấp độ phân tử không thêm bất kỳ các chất nào khác làm cho mật ong được hoàn nguyên lại giá trị vốn có của nó, không gây nóng, mẩn ngứa mụn nhọt.