Hỗ trợ giảm ho, trị bỏng, tăng năng lượng… là những công dụng của mật ong mang lại cho sức khỏe của con người.
Mật ong được hình thành từ quá trình ong thợ hút mật từ các loại hoa, có đặc tính kháng khuẩn, chống nấm, chống oxy hóa nhờ vào nguồn dưỡng chất đa dạng. Từ thời cổ đại, con người đã biết sử dụng mật ong như một dược liệu tự nhiên hỗ trợ chữa trị một số căn bệnh cũng như là phương pháp làm đẹp cho các chị em thời đó.
Qua nhiều năm, mật ong đã trở thành loại thực phẩm không thể thiếu trong gian bếp của nhiều gia đình. Ngoài sử dụng như một loại gia vị trong nấu ăn, chế phẩm còn được dùng để hỗ trợ chăm sóc sức khỏe.
NỘI DUNG CHÍNH
Công dụng của mật ong 1: Chữa ho khan, ho đờm
Dùng mật ong chữa ho là một cách trị ho dân gian mà rất nhiều người đã áp dụng và đạt được hiệu quả rõ rệt. Dưới đây là một số cách sử dụng mật ong hay cách trị ho bằng mật ong mà bạn có thể áp dụng:
Bài thuốc mật ong hấp lá hẹ: Lá hẹ rửa sạch, để ráo nước thái nhỏ cho vào chén. Đổ mật ong ngập và mang cách thủy hoặc hấp cơm. Sau khi chín, bạn tán nhuyễn và ăn. Cách trị ho này rất hiệu quả nếu bạn đang có đờm hoặc bị cảm cúm.
Bài thuốc mật ong quất: Chọn 3-4 quả quất xanh, rửa sạch, cho vào 1 cái chén nhỏ. Đổ mật ong ngập quất và hấp trong nồi cơm (hoặc hấp cách thủy) khoảng 15 phút. Sau khi hấp xong có thể uống trực tiếp, từ từ để nước mật trôi xuống họng là dịu và giảm ho. Hoặc bạn có thể pha với nước ấm và dầm nát quả quất ra. Uống ngày 2 lần sau bữa cơm hoặc sáng tối để nhanh hết ho.
Tỏi ngâm mật ong: Bóc tỏi cho vào hũ thủy tinh sạch. Sau đó, đổ mật ong lên ngập hũ, đậy nắp kín. Ngâm khoảng hơn 1 tháng là có thể dùng. Ngâm càng lâu càng dễ ăn. Cứ khi nào ho thì bạn lấy ra ăn mỗi lần 1 tép, tần suất 1-2 lần mỗi ngày, 2 ngày là khỏi.
Công dụng của mật ong 2: Chữa bỏng
Mật ong có tác dụng khử trùng, giảm viêm và sưng tấy. Do đó, từ xa xưa, loại thực phẩm này đã được dùng như một loại thuốc để trị bỏng tại nhà và ngăn ngừa nhiễm trùng. Bên cạnh đó, công dụng của mật ong còn có thể rút ngắn thời gian phục hồi của da sau khi bị tổn thương mà không để lại quá nhiều sẹo.
Nếu không may bị bỏng, bạn chỉ cần bôi trực tiếp mật ong lên vết bỏng rồi dùng gạc mỏng băng lại. Hãy thực hiện điều này khoảng 2 – 3 lần/ngày cho đến khi vết thương khô và lên da non là được.
Công dụng của mật ong 3: Tăng cường trí nhớ nhờ chất acetylcholine
Các nghiên cứu cho thấy phụ nữ sau mãn kinh sử dụng mật ong trong vài tuần có những kết quả khả quan trong việc cải thiện trí nhớ ngắn hạn và dài hạn. Ngoài ra, loại mật ngọt này cũng mang lại tác dụng tương tự đối với phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh.
Công dụng của mật ong 4: Ngăn ngừa trào ngược dạ dày – thực quản
Uống mật ong có tác dụng gì? Trong bài viết trên tạp chí British Medical Journal, GS Mahantayya V Math thuộc Đại học Y ở Kamothe (Ấn Độ) đã khẳng định: “Mật ong với độ kết dính gần 126 lần cao hơn độ kết dính của nước – phủ kín thành đường tiêu hóa, tạo rào cản ngăn ngừa chứng trào ngược dạ dày – thực quản”.
Công dụng của mật ong 5: Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường
Mật ong có chỉ số đường huyết thấp hơn đường mía và có thể giữ cho đường huyết trong máu ở mức ổn định. Do đó, người bệnh đái tháo đường được khuyến khích sử dụng mật ong thay cho đường phụ gia thông thường.
Công dụng của mật ong 6: Ngăn ngừa bệnh ung thư
Nếu nói đến các loai thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa thì không thể bỏ qua công dụng của mật ong. Những chất này giúp ngăn chặn sự hình thành và lây lan của tế bào ung thư, cũng như hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan, chẳng hạn như ung thư thận, ung thư phổi…
Công dụng của mật ong 7: Làm dịu bệnh trĩ
Bệnh trĩ thường gây ra cảm giác ngứa, đau và chảy máu ở khu vực hậu môn. Ngoài sử dụng các loại thuốc đã được bác sĩ chỉ định, bạn còn có thể áp dụng một vài biện pháp tại nhà giúp làm dịu đi tình trạng bệnh. Một trong số đó là sử dụng hỗn hợp gồm dầu ô liu và mật ong để bôi lên vùng bị tổn thương. Tác dụng của mật ong sẽ giúp giảm đáng kể tình trạng chảy máu, đau, ngứa, khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Công dụng của mật ong 8: Nâng cao hiệu quả chữa lành vết thương
Tác dụng của mật ong có thể giúp khử trùng và làm lành vết thương nhanh chóng. Đồng thời, nó còn có công dụng giúp giảm đau, hạn chế mùi và thu nhỏ kích cỡ của vết thương. Thực phẩm này cũng hỗ trợ tiêu diệt các vi khuẩn chống lại thuốc kháng sinh hoặc tình trạng lở loét trong thời gian dài.
Tuy nhiên, bạn không nên tự ý dùng mật ong để điều trị vết thương khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Đôi khi, loại thực phẩm này lại cản trở quá trình hồi phục nếu sử dụng không đúng cách và không đúng đối tượng.
Công dụng của mật ong 9: Làm dịu tình trạng bệnh vẩy nến
Vẩy nến là một bệnh về da khá phổ biến. Tình trạng này gây ra hiện tượng đỏ, lở loét, ngứa, thậm chí là tổn thương nghiêm trọng trên da. Người bệnh thường điều trị vẩy nến bằng kem thoa có chứa corticosteroid hoặc vitamin D. Thế nhưng, mật ong cũng là một phương pháp hỗ trợ làm dịu các triệu chứng của căn bệnh này khá hiệu quả.
Sử dụng hỗn hợp mật ong, dầu ô liu sẽ giúp làm dịu da, giảm cảm giác ngứa ngáy cũng như tình trạng tấy đỏ. Áp dụng đúng cách sẽ giúp bạn nhận được đầy đủ các tác dụng của mật ong.
Công dụng của mật ong 10: Giảm ngứa ở bệnh Herpes
Khi bị nhiễm virus Herpes, bạn sẽ cảm thấy vùng da quanh khu vực sinh dục và miệng bị lở loét, kèm theo đó là sự xuất hiện của các nốt mụn nước li ti. Trong trường hợp này, hãy dùng mật ong thoa lên vết thương và rửa đi sau 30 phút. Tình trạng khó chịu, ngứa ngáy có thể giảm đi rất nhiều với cách sử dụng mật ong này đấy.
Để hấp thụ trọn vẹn các dưỡng chất và vận dụng tối đa công dụng của mật ong, người tiêu dùng nên lựa chọn sử dụng thương hiệu mật ong sạch, nguyên chất, tránh tiềm ẩn các tạp chất gây ảnh hưởng cơ thể.
Mật Ong Lượng Tử EZ sử dụng công nghệ cơ học lượng tử để bóc tách, phân lập và loại bỏ hoàn toàn các tạp chất và độc tố có trong mật ong. Giữ nguyên Enzyme và dưỡng chất vì không qua xử lý nhiệt.
Đồng thời cũng từ sự tích hợp của các tác nhân sóng âm, từ trường và quang phổ, quá trình kích hoạt lượng tử và trạng thái tích hợp tại cùng một thời điểm đã đem đến kết quả gia tốc giúp cho hạt phân tử mật ong được hấp thụ thêm năng lượng. Năng lượng này sẽ được giải phóng và hấp thụ ngay sau khi thức uống đi vào hệ tiêu hoá người uống.
Nguồn tổng hợp: hellobacsi.com
Tìm hiểu thêm: Mật Ong Lượng Tử EZ là gì?